Nếu là một “thanh niên” mới “vào nghề” thì chắc hẳn các bạn đã nghe đâu đó một số thuật ngữ như “USB BOOT”, “USB Cứu Hộ Đa Năng”, “DLC Boot”…., tuy có thể dễ dàng định hình ra USB Boot, tuy nhiên mọi thứ vẫn khá mập mờ (hoặc mới hoàn toàn) đối với mấy tay “gà mơ”, cho nên sau một thời gian khá dài bỏ bê Series này mình quyết định quay trở lại với bài viết lần này: TOÀN TẬP VỀ USB BOOT (hy vọng không drop nữa )
*Note: Bài viết này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của mình, mọi đóng góp, góp ý vui lòng để lại bình luận phía dưới
Nội dung bài viết
USB BOOT LÀ GÌ ?
- Trước hết USB BOOT là chắc chắn là một BOOT DEVICE (hay thiết bị BOOT), giống như ổ cứng của chúng ta chứa OS (hệ điều hành), khi quá trình BOOT diễn ra, tùy theo thứ tự ưu tiên ta thiết lập trong BIOS (Basic-Input-Output-System hay hệ thống nhập-xuất thông tin cơ bản mặc định của Mainboard), chúng ta sẽ BOOT và ổ cứng có chứa OS hoặc các thiết bị khác (USB, CD-ROM, PXE LAN,…)
- USB BOOT có chứa bộ cài hệ điều hành (dùng để cài đặt, sửa chữa hệ điều hành), có thể chứa các công cụ khắc phục sự cố máy tính (cứu hộ), hoặc chứa các lệnh, chương trình chạy trên nền DOS (ví dụ: chương trình nạp Firmware cho BIOS),… hoặc đơn giản là tích nhiều hoặc tất cả các trường hợp trên lại với nhau, nếu cảm thấy khó hiểu và quá nhiều chữ các bạn có thể xem hình minh họa phía dưới
Phân Loại Về USB BOOT
Nếu các bạn đã đọc phần bên trên thì cũng nắm được rõ các loại USB rồi, ở đây mình xin phép nêu lại các loại USB BOOT và sắp xếp theo thứ tự (tiêu chí: phạm vi, cấp độ từ thấp -> lớn)
- USB DOS: ở đây là những chiếc USB được tạo vào các chương trình DOS, ví dụ Flash FW BIOS, chương trình Ghost, Partition Wizard,… chạy trên nền DOS. (bên dưới là video ví dụ sử dụng USB để flash BIOS bằng chương trình DOS)
- USB HĐH: đây là những chiếc USB dùng để burn các files ISO HĐH (Windows, Linux, hoặc có thể là MacOS) để cài đặt mới lại hệ điều hành, hoặc BOOT LIVE Distro, vào chế độ Recovery của hệ điều hành,… thường là cách sử dụng của Newbie, và thường chỉ tích để BOOT 1 HĐH (
USB các bạn tạo ở bài #1 chính là USB HĐH đó - USB Cứu Hộ: là USB mà các kỹ thuật viên hay sử dụng, bên trong có tích hợp các công cụ có thể chạy trên nền DOS và thường có một vài môi trường cứu hộ ảo (WinPE), tích hợp nhiều công cụ cứu hộ dạng Portable (chạy ngay) trên môi trường này nhằm mục đích khắc phục sửa chữa, khắc phục sự cố, cài mới HĐH….. ngay trực tiếp trên môi trường ảo mà không cần vào HĐH thật
- USB Đa Năng: Thực ra các USB Cứu Hộ ngày nay đều kiêm luôn là USB đa năng rồi vì nó có tích hợp cả chương trình DOS, môi trường cứu hộ, cài dặt HĐH…. tuy nhiên, trên tầm của một chiếc USB cứu hộ bình thường thì MultiBoot là một dạng USB có thể tích hợp rất nhiều HĐH (từ Linux -> Windows), các chương trình DOS cứu hộ, hỗ trợ chạy Live các Distro Linux, các công cụ chuẩn đoán nhiều hơn…. đó là USB hoàn hảo nhất cho dân kỹ thuật…
Các Loại USB Cứu Hộ Phổ Biến Hiện Nay
-
Hiện nay có rất nhiều loại USB BOOT Cứu Hộ được phát hành miễn phí, có thể kể tên một số như
- Anh-dv Boot / tác giả: Đặng Văn Anh
- DLC Boot / tác giả: chưa rõ
- HirenBoot / tác giả: chưa rõ
- HKBoot / tác giả: Hoàng Khiển
- VNZoomBoot / tác giả: PMHCT – VNZOOM
- MultiBoot / tác giả: Bùi Minh Bình
- và còn rất nhiều loại USB BOOT đa năng khác nữa….
Nên sử dụng USB BOOT như nào cho hợp lý
- Trước hết bạn nên hiểu rằng USB BOOT suy cho cùng cũng chỉ là công cụ hỗ trợ các bạn
- Khi tạo một USB BOOT, tùy theo mục đích sử dụng của bạn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (đặc biệt Flash FW BIOS)
- Nếu sử dụng các USB cứu hộ đa năng, đừng nên tham nhiều công cụ mà hãy nên học sử dụng các công cụ của mỗi chiếc USB cứu hộ, sử dụng các tool thông dụng, sau đó tốt nhất tự Custom cho mình một chiếc USB BOOT riêng
- Newbie nên bắt đầu làm quen với DLC BOOT hoặc Anh-dv BOOT
- Các công cụ cứu hộ cần làm quen: Partition Wizard, Bootice, Active Password Changer, Active Partition Recovery, GhostCast, Norton Ghost, True Image Recovery, Terabyte Recovery,….
Bài viết khá nhiều chữ, mong các bạn cố gắng đọc và tìm hiểu thêm ! Thân