Trong bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu sơ lược về mạng máy tính cũng như định nghĩa một cách chính xác về Mạng máy tính, Server, Client, Dedicated Server, P2P,… và trong bài thứ hai này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thiết bị giúp tạo lên một mạng máy tính !
Nội dung bài viết
Các Thành Phần Thiết Bị Giúp Tạo Lên Một Hệ Thống Mạng
Để sử dụng mạng, thì thật lòng mà nói, các bạn không nhất thiết phải hiểu được cách vận hành cũng như cách hoạt động của chúng, tuy nhiên đối với những người quản trị mạng viên, thì điều này là bắt buộc, để bạn có thể hiểu được nguyên lý hoạt động cũng như có thể chuẩn đoán được khi có sự cố phát sinh.
Network Interface Card (NIC)
- Bên trong mỗi máy tính được gắn liền (hoặc rời) một “thẻ” mạch điện đặc biệt được gọi là Network Interface Card(tạm dịch: thẻ giao tiếp mạng), Network Internet Card thường có một jack cắm mở rộng nơi bạn bạn có thể cắm cáp mạng hoặc là nơi chứa ăng-ten kết nối không dây
Network Cable (Cáp mạng)
- Cáp mạng kết nối vật lý đến các máy tính, nó được gắn trên các NIC (chuẩn RJ45) ở đằng sau máy tính, trong thực tế chắc các bạn không xa lạ gì với nó rồi
- Loại cáp mạng được sử dụng nhiều nhất ngày nay là cáp xoắn đôi (Unshielded Twisted-Pair cable hay UTP), nó bao gồm 4 cặp dây xoắn lại với nhau trong mỗi ống nhựa, tùy theo tốc độ truyền tải hỗ trợ mà trên thị trường cũng có nhiều loại cáp UTP này như: Cat5, Cat5e, Cat6, Cat6a, Cat7…., bên cạnh đó, còn có chuẩn STP là chuẩn cáp xoắn có bọc bạc, chống nhiễu sóng từ môi trường bên ngoài
- Cáp đồng trục (Coaxial Cable): rất ít sử dụng, ở thời điểm viết bài thì mình vẫn chưa có cơ hội tiếp xúc một hệ thống mạng nào Setup bằng loại cáp này, trên lý thuyết thì cáp đồng trục thường được sử dụng cho thiết lập mô hình mạng Bus (Bus Topology – các bạn nên google thêm keyword này) và đồng thời sử dụng để làm cáp lắp đặt truyền hình số. Độ suy hao trên lý thuyết là khoảng 200m nhưng một số người nói thực tế chỉ đạt mức 50m, điều này mình chưa kiểm chứng qua !
- Cáp quang: (Fiber Optic Cable): Sử dụng sợi quang để truyền tín hiệu, tín hiệu được truyền thông qua xung ánh sáng. Cáp quang truyền dữ liệu khi các xung ánh sáng đi qua các ống thủy tinh nhỏ. Khả năng truyền dẫn của cáp quang cao hơn 26.000 lần so với cáp xoắn đôi. Độ suy cao của cáp quang cũng rất ít, cáp quang thường được ứng dụng khi truyền dữ liệu khoảng cách lớn và băng thông cao, đặc biệt trong viễn thông (mấy sợi đen đen nhà mạng kéo cho bạn vào khi chạy các thuê bao FTTH là cáp quang đó 😀 )
Network Switch – Hub
- Hiểu một cách đơn giản là Switch và Hub đều là một thiết bị giúp kết nối một nhóm các thiết bị vào thành một (sử dụng cho cáp xoắn đôi), trong thực tế, ngày nay thì Hub đã không được sử dụng nhiều nữa mà thay vào đó là Switch
- Về sự khác nhau giữa Hub và Switch sẽ giải thích ở các bài tiếp theo
Router và Wireless Router (Bộ Định Tuyến và Bộ Định Tuyến Không Dây)
- Router (hay bộ định tuyến) là một thiết bị giúp kết nối giữa 2 mạng với nhau, một ví dụ điển hình chính là các Router mà các ISP (nhà cung cấp dịch vụ mạng) cấp cho chúng ta để kết nối giữa mạng nội bộ với Internet.
- Trước kia, khi sử dụng mạng ADSL (đường mạng đi đôi với đường điện thoại) thì Router Internet này thường được gọi là Modem, thực ra Modem cũng là 1 dạng đặc biệt của Router
- Wireless Router, như tên gọi là của nó, vẫn là một bộ định tuyến có chức năng tạo điểm kết nối không dây như các Access Point cho phép các thiết bị không dây(như SmartPhone, TV Smart,…) có khả năng kết nối không dây kết nối vào mà không cần sử dụng Cable (cáp)
- Các Router thường có một cổng gắn vào các Switch
Mạng Không Dây
- Ngoài việc kết nối vật lý sử dụng dây cáp thì còn một cách kết nối khác là sử dụng sóng radio (Radio Frequency) để truyền và nhận dữ liệu
- Ưu điểm thứ nhất là tính linh hoạt (flexibility), các máy tính có thể khả năng di chuyển tới nhiều vị trí không cố định trong một khu vực.
- Ưu điểm thứ 2: không phải đi dây phức tạp (đục tường, luồng dây,… 🙁 nghĩ đã nản rồi )
- Nhược điểm của Wireless Network thì khá nhiều: sử dụng nhiều thiết bị Wireless để phát sóng trong một mô hình mạng phức tạp dễ bị trùng sóng, gây nhiễu, hiệu năng giảm nên phải khảo sát và lên kế hoạch thiết kế cụ thể và chi tiết
- Tiếp đến là tính bảo mật, việc sử dụng Wireless Network có ít khả năng bảo mạt hơn bởi bất kỳ ai trong khu vực phát sóng cũng có khả năng CÓ THỂ kết nối và tấn công đến mạng (đương nhiên thiết lập các giải pháp bảo mật mạng là việc của chúng ta) thay vì phải đến trực tiếp, cắm cable vào port
- Một sự hiển nhiên là mạng sử dụng Cable nhanh hơn và có tính ổn định hơn nhiều Wiresless Network
Network Software (Phần Mềm Mạng)
- Hiển nhiên, để vận hành một hệ thống mạng thì bắt buộc chúng ta phải cài đặt các Network Software chứa các Network Services (dịch vụ mạng) tùy theo mục đích sử dụng
- Trong topology Server-Client thì Network Software thường là: Windows Server (hoặc Server OS khác)